Phanh đĩa là gì? phanh đĩa và phanh cơ là 2 loại phanh được sử dụng khá phổ biến trong xe máy. Tuy nhiên, mỗi loại phanh đều sở hữu những ưu nhược điểm khác nhau. Hãy cùng Kayac tìm hiểu trong bài viết sau đây để biết nên chọn thắng đĩa hay thắng cơ cho xe máy nhé!
Phanh đĩa là gì?
Phanh đĩa được cấu tạo bởi 1 đĩa phanh gắn cố định trên phần trục quay và sẽ chuyển động cùng với bánh xe khi xe vận hành. Thông thường, phần đĩa phanh này sẽ được đục lỗ hoặc kẻ rảnh chứ không hề bằng phẳng. Mục đích của các lỗ trên đĩa phanh là giúp tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống.
Ngoài ra, đĩa phanh cũng được làm bằng những kim loại có độ bền cao, chịu lực tốt nên rất khó bị hư hỏng trong quá trình xe vận hành. Tuy nhiên, sau khi sử dụng một thời gian thì bề mặt đĩa phanh sẽ xuất hiện các vết xước dạng hình tròn do quá trình ma sát với má phanh (Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi má phanh bị mòn).
Trong khi đó, má phanh thường sẽ có 2 cặp được lắp đặt đối xứng với hai bên đĩa phanh. Khi ta tiến hành bóp thắng thì 2 má phanh sẽ kẹp chặt đĩa phanh lại. Từ đó làm cho xe giảm tốc độ. Do bề mặt tiếp xúc giữa má phanh với đĩa phanh có diện tích lớn nên khả năng phanh của thắng đĩa đem lại hiệu quả cao hơn so với phanh tang trống.
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa
Khi lái xe và đạp chân phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe sẽ tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh tạo ra ma sát khiến bánh xe giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn.
Trong quá trình sử dụng thắng đĩa xe máy, lái xe cần tuân thủ 3 bước: phanh theo nhịp, rà phanh, giảm tốc độ kết hợp phanh và về số thấp để dừng xe an toàn. Kỹ thuật sử dụng thắng đĩa này áp dụng được với những đoạn đường khó, tải nặng hay bạn đang đi tốc độ cao.
Ở trạng thái thôi phanh, áp suất dầu giảm mạnh, khiến vòng đệm phanh kín dầu biến dạng, piston và má phanh nhả khỏi đĩa phanh. Phanh đĩa xe máy là bộ phận dễ bị hao mòn sau quá trình sử dụng liên tục. Khi má phanh bị mòn chỉ còn 2-3 mm, người lái xe cần phải thay má phanh mới.
Cùng với việc sử dụng phanh đĩa trên những dòng xe máy hiện đại, hầu hết những nhà sản xuất trang bị thêm công nghệ hỗ trợ phanh tối ưu như hệ thống chống bó cứng phanh, hệ thống hỗ trợ lực phanh… trong số đó có VinFast. Điều này giúp rút ngắn quãng đường phanh và hạn chế những tình huống xe bị bó phanh.
Tuy nhiên, các chuyên gia xe máy khẳng định, những công nghệ đó chỉ mang tính chất hỗ trợ. Tài xế nên tìm hiểu thêm về cấu tạo phanh đĩa xe máy, tăng cường trau dồi kỹ năng xử lý tình huống, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ, nhằm giúp đảm bảo an toàn cho mọi hành trình.
Ưu nhược điểm phanh đĩa là gì khi so với phanh cơ?
Phanh đĩa
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là cấu tạo gọn nhẹ cũng như là đơn giản. Chính nhờ vào thiết kế đơn giản mà việc kiểm tra cũng như là bảo dưỡng cho hệ thống phanh đĩa cũng đơn giản hơn rất nhiều so với các hệ thống phanh khác.
Tiếp theo là đối với hệ thống phanh đĩa thì các bộ phận đều được phơi ra bên ngoài và được tiếp xúc trực tiếp với không khí dẫn đến khả năng tỏa nhiệt của hệ thống phanh này cũng rất tốt khi hệ thống phanh được làm mát rất nhanh. Đồng thời khả năng thoát nước của phanh xe cũng được xem là khá tốt do nước đọng trên đĩa phanh sẽ nhanh chóng bị loại bỏ và các tính năng của phanh cũng sẽ nhanh chóng được phục hồi như ban đầu.
Cuối cùng thì hệ thống phanh đĩa này đã được thiết kế với một kết cấu đặc biệt là cho phép phanh tự điều chỉnh được khoảng cách giữa thành phần má phanh với thành phần đĩa phanh mà bạn không cần phải tự điều chỉnh lại mỗi khi phanh hoạt động, khá tiện mà vẫn có thể cho lại được độ chính xác khi phanh xe.
Nhược điểm
Do hệ thống phanh của xe máy được phơi trần ra ngoài môi trường vì vậy đây cũng có thể bị coi là một nhược điểm của loại phanh này. Vì khi các bộ phận bị tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài thì những bộ phận này sẽ dễ bị hao mòn hơn. Mặt tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh bị hao mòn và chai cứng gây mất an toàn cho bạn khi vận hành xe.
Sử dụng phanh đĩa sai cách cũng có thể gây mất an toàn cho bạn khi phanh gấp hoặc dừng đột ngột dẫn đến hiện tượng trượt xe hay lê xe, đặc biệt là với những loại xe có lốp xe nhỏ.
Phanh cơ
Ưu điểm
Những bộ phận của phanh xe được đặt bên trong moay ơ nên hệ thống phanh cũng được bảo vệ tốt với các tác động của môi trường bên ngoài. Bề mặt phanh được làm từ loại vật liệu chất lượng có độ bền tốt, chống mòn và không gây mất an toàn cho người sử dụng.
Khả năng chịu nhiệt ở mức độ tương đối tốt giúp cho xe có thể vận hành và di chuyển được trong những điều kiện khắc nghiệt hay trong điều kiện có nhiệt độ cao. Ma sát giữa má phanh với mặt trong của moay ơ khá tốt trong điều kiện vận hành giúp bạn có thể di chuyển an toàn trong thành phố hay là khi bạn lên hoặc xuống dốc.
Nhược điểm
Loại phanh cơ này rất dễ gặp phải hiện tượng phanh kêu hay là bị bó phanh dẫn đến việc làm giảm hiệu quả phanh của xe, đặc biệt là khi bạn phanh gấp.
Nên lựa chọn phanh đĩa hay phanh cơ cho xe máy
Tùy vào từng nhu cầu cũng như thiết kế của xe mà ta nên chọn phanh cơ hay phanh đĩa sao cho phù hợp. Bởi vì mỗi loại có những ưu nhược điểm khác nhau. Tránh việc sử dụng không an toàn hoặc tốn kém, lãng phí.
Các trường hợp nên chọn phanh cơ
Do phụ kiện phanh cơ có hiệu quả phanh thấp, chi phí cũng vừa phải nên thường được lắp đặt trên những loại xe bình dân. Các xe có công suất nhỏ hoặc trọng lượng thấp sẽ dễ dàng phanh hơn.Thường sử dụng xe nhỏ, dung tích xi lanh thấp, với công suất khoảng 50cc. Ví dụ: Honda Little Cub, DIBAO SIRIUS 50 , SYM Angela 50, …. Hệ thống phanh cũng phải làm việc nhẹ hơn và không quá tốn kém cho mọi chi phí.
Bên cạnh đó, bạn lựa chọn được cửa hàng chính hãng mà giá rẻ cũng sẽ tiết kiệm thêm 1 khoản chi phí cho bạn đấy. Kayac gợi ý cho bạn một số shop đáng mua như: Kim Thành Online, Chợ Tốt,….
Một số loại xe chọn phanh đĩa
Các loại xe có khối lượng lớn, những xe có vận tốc nhanh, nên lắp đặt và sử dụng loại thắng đĩa để đảm bảo an toàn. Phanh đĩa có hiệu quả phanh cao nhưng lại rất nguy hiểm đối với những người chưa có kinh nghiệm. Thường sử dụng trong những chiếc xe lớn, công suất lớn cũng như trong các loại xe mô tô, đi với tốc độ cao. Ví dụ: Các phụ tùng xe SH nói riêng và xe tay ga nói chung hiện đại ngày nay đều sử dụng loại phanh này. Nếu không biết cách sử dụng, sẽ dễ gây mất an toàn do phanh quá nhạy, dễ xảy ra tai nạn khi đi vào những khúc cua, đường trơn trượt hoặc phanh gấp.
Trên đây là nội dung chia sẻ về nên chọn phanh đĩa là gì? Và lý do nên chọn phanh đĩa hay phanh cơ cho xe máy. Mong rằng những thông tin phía trên đã giúp bạn lựa chọn cho bản thân hoặc gia đình sản phẩm phù hợp nhất nhé!