Cách tối ưu internal link (liên kết nội bộ) hiệu quả nhất cho website

Internal link là thuật ngữ khá quen thuộc của những người làm SEO. Xây dựng liên kết nội bộ thường được cho là không quan trọng, nhiều người bỏ qua yếu tố này khi thực hiện SEO Onpage cho website. Tuy nhiên thực hiện tốt thì nó không những giúp điều hướng người truy vấn, cải thiện tỷ lệ ở lại trang web mà nó còn tạo ra cấu trúc website thân thiện với công cụ tìm kiếm như Google. Vậy có những cách tối ưu Internal link nào để mang lại hiệu quả cho SEO website. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau.

Internal Link là gì?

Internal link (hay gọi là liên kết nội bộ) – đây là liên kết từ trang này sang một trang khác trên cùng một tên miền (domain). Liên kết nội bộ sử dụng để điều hướng và chia sẻ những nội dung các page trên cũng một website với nhau. Từ đó nó góp phần giúp trang web của bạn có gia tăng thứ hạng trên các trang tìm kiếm như Google. Và những điều hướng của trang web/ menu website với nhau cũng được gọi là internal link.

Internal Link là gì?

Tại sao cần tối ưu Internal Link cho website của bạn?

Các đơn vị cung cấp dịch vụ làm SEO đánh giá Internal link thực sự cần thiết cho quá trình SEO của bạn lên Top công cụ tìm kiếm. Tại sao cần phải tối ưu SEO liên kết nội bộ cho Website, tìm hiểu ở nội dung dưới đây.

Internal Link có khả năng tác động và gia tăng đến thứ hạng của SEO

Tối ưu Internal Link cho website giúp chuyển đối mức độ đáng tin cậy trên nội dung của trang này đến trang khác và điều này rất có lợi cho việc SEO Website.

Mặc dù không giúp gia tăng sức mạnh cũng như sự uy tín trên cả website, tuy nhiên internal link sẽ giúp mang lại những tín hiệu tốt cho những nội dung được liên kết với nhau. Từ đó hỗ trợ các nội dung đó cùng gia tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Tại sao cần tối ưu Internal Link cho website của bạn?

Điều hướng khách truy cập sang một trang có tỷ lệ chuyển đổi cao

Liên kết nội bộ được thực hiện tốt sẽ giúp điều hướng khách truy cập đến những page có nội dung giá trị, có khả năng tạo chuyển đổi, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng.

Điều này được thể hiện khi bạn liên kết các trang có thứ hạng cao đến những trang có hướng người dùng thực hiện hành động như gọi điện, liên hệ… Với những tips này bạn đã điều hướng không ít những khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.

Không những thế bạn cũng nên liên kết những trang có nhiều lưu lượng truy cập sang những trang chưa có thứ hạng mà bạn muốn SEO. Điều này sẽ tạo dòng chảy thúc đẩy quá trình thứ hạng của các trang với nhau.

Liên kết nội bộ kêu gọi khách hàng hành động

CTA (Call to Action) là lời kêu gọi khách hàng thực hiện hành động. Thu hút khách hàng bằng cách tạo những nội dung content chuẩn SEO nhằm trình bày, thuyết phục khách hàng truy cập đến một hành động cụ thể, nhằm tối ưu khả năng chuyển đổi, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Những lúc này, bạn cần tối ưu internal link hiệu quả để dẫn dắt và nhắc người dùng hành động, tương tác. Và thường những internal link kêu gọi này sẽ được đặt ở cuối mỗi bài viết.

Cách tối ưu liên kết nội bộ hiệu quả nhất SEO website

Nội dung phía trên đã giải thích được tầm quan trọng của việc xây dựng Internal link. Vậy đâu là những cách nhằm tối ưu hiệu quả liên kết nội bộ cho các trang trên website. Tham khảo 8 cách phổ biến dưới đây.

Internal link mang thông tin giá trị cho người đọc

Internal link mang thông tin giá trị cho người đọc

Liên kết nội bộ bản chất là thực hiện điều hướng nhằm chia sẻ các giá trị liên kết giữa các page trên cùng một trang web. Đồng thời cần tối ưu những liên kết cần có nội dung liên quan với nhau và bổ sung thông tin cho các page liên kết.

Điều này góp phần mang đến những thông tin cần thiết cho người truy vấn, giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá cao trang web của bạn. Bên cạnh đó còn giúp gia tăng trải nghiệm người dùng, cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện thứ hạng trên trang tìm kiếm.

Sử dụng thẻ điều hướng (Breadcrumb) thông minh

Thẻ điều hướng hay còn gọi là Breadcrumb – đây được ví như là sơ đồ của một website. Nó giúp người truy vấn biết mình đang ở đâu trên trang web, cũng như giúp điều hướng người dùng muốn quay lại những nội dung trước đó đã xem mà không cần dùng nút quay lại truyền thống.

Vì vậy, biết các sử dụng Breadcrum thông minh là cơ hội để dẫn người dùng đến những trang con khác tại website của bạn.

Sửa lại các liên kết nội bộ bị hỏng

Không quá xa lạ khi trang web bạn gặp những lỗi như link không tồn tại, link này không có sẵn… Điều này làm trải nghiệm người dùng trên trang không được tốt. Lúc này bạn nên thực hiện rà soát tất cả các internal link hiện có trên website và tiến hành sửa chữa cũng như tối ưu những link này trước khi muốn tạo thêm những liên kết mới.

Loại bỏ các liên kết không hữu ích

Cần lưu ý rằng, không nên đặt nhiều liên kết nội bộ cho website, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giao diện cũng như trải nghiệm của khách hàng đến website của bạn. Nếu bạn xây dựng quá nhiều liên kết đến nhiều trang sẽ làm cho người dùng cảm thấy rất khó chịu và thường có xu hướng thoát trang nhanh. Từ đó làm gia tăng tỷ lệ thoát trang, ảnh hướng nhiều đến thứ hạng tìm kiếm của website bạn.

Vì thế bạn cần xác định rõ trang muốn liên kết có thực sự cần và mang giá trị tốt nhất đến cho người dùng hay không. Nếu có quá nhiều liên kết rời rạc, không có mục đích thì nên loại bỏ càng sớm càng tốt.

Tối ưu số lượng liên kết nội bộ

Tối ưu số lượng liên kết nội bộ

Thực tế các công cụ tìm kiếm không có quy chuẩn nào về số lượng internal link trên một trang cả. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả SEO cho website, bạn cũng không nên đặt quá nhiều liên kết không có mục đích với số lượng lớn được.

Một số kết quả từ các chuyên gia khuyên bạn nên có từ 3 – 7 internal link trong một bài viết tùy thuộc vào độ dài bài viết của bạn.

Vì vậy, bạn cũng cần cân nhắc tùy theo bố cục và số lượng chữ trong bài viết đó. để phân chia, điều chỉnh lượng liên kết nội bộ sao cho thích hợp. Đặc biệt là thu hút được khách hàng hành động bấm, click chuột vào những liên kết đó là bạn đã thành công rồi.

Đa dạng Anchor text

Anchor text là những chữ chữa đường link được trỏ mà khi bạn bấm vào nó sẽ điều hướng bạn sang nội dung trên trang khác. Các công cụ tìm kiếm thường đánh giá cao sự tự nhiên của những anchor text này, vì vậy bạn cần lựa chọn những từ ngắn gọn có nghĩa và dễ hiểu, và có thể tô đậm anchor text đó.

Tối ưu cấu trúc liên kết giúp Googlebot dễ truy vấn

Cần tối ưu cấu trúc liên kết website của bạn nhằm giúp các công cụ tìm kiếm như Googlebot dễ dàng truy cập và hiểu những được những gì trang bạn muốn truyền tải. Từ đó giúp công cụ tìm kiếm nhanh chóng lập chỉ mục cho những nội dung cũng như bài viết mới trên trang bạn. Và điểm cộng quan trọng nữa đó là tối ưu cấu trúc liên kết này còn giúp các juice link đi qua toàn bộ website của bạn.

Đi liên kết tự nhiên nhất có thể

Như đã nói trên, việc chèn những internal link có liên quan với nhau sẽ giúp tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang, giúp khách hàng có thể nhận biết nên đọc liên kết này để hiểu thêm nội dung trước đó.

Vì vậy, việc xây dựng các link internal trên trang một cách từ nhiên sẽ giúp bài viết bạn tránh bị spam. Nên đặt những liên kết có tính liên kết với nhau, tránh những nội dung không có quan hệ – điều này sẽ làm cho người dùng hiểu nhầm là bạn đang cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin không hữu ích và cảm thấy rất khó chịu không muốn ở lại thêm.

Những lưu ý khi tối ưu Internal Link

Những lưu ý khi tối ưu Internal Link

Những trang nên liên kết đến

Cần liên kết đến với những trang có khả năng tạo chuyển đổi như: sản phẩm, dịch vụ, các trang tin tức,… Với những trang này sẽ giúp chuyển những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự có khả năng chi trả, đưa ra quyết định mua hàng/ sử dụng dịch vụ.

Những trang có nhiều nội dung: Đây là những trang tin tức bổ ích, nó thường được dùng trong quá trình làm SEO, vừa tăng giá trị cho trang web và vừa gia tăng thứ hạng những từ khóa cần SEO.

Những trang không nên liên kết đến

Không nên chú trọng quá nhiều internal link dẫn đến các trang chưa thông tín như trang chủ, trang giới thiệu, thông tin liên lạc… Bởi những trang này không có giá trị nhiều cho người đọc và không mấy mang lại hiệu quả.

Bài viết trên chúng tôi đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức về Internal link là gì? Tầm quan trọng của nó khi SEO website. Và 8 cách để tối ưu liên kết nội bộ được công ty Mona SEO sử dụng thành công ở nhiều dự án SEO cho website. Thực hiện tối ưu Internal link hiệu quả là cách giúp trang web bạn tạo nhiều tỷ lệ chuyển đổi, cũng như gia tăng trải nghiệm người dùng cũng như cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO.

Xem ngay bài viết liên quan: Orangic traffic là gì? Cách tăng traffic tự nhiên tốt nhất cho website