Như bạn đã biết, Marketing là một khái niệm rất quen thuộc với người làm kinh doanh và quảng cáo. Tuy nhiên, theo thời gian, Marketing đã trải qua nhiều sự thay đổi và phát triển. Từ đó đã xuất hiện hai phương pháp tiếp thị khác nhau: Marketing truyền thống và Marketing hiện đại. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.
Khái niệm của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
Marketing truyền thống, hay còn gọi là Traditional Marketing, là phương pháp tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh truyền thống như báo chí, tivi, radio, bảng hiệu, tờ rơi,… Phương pháp này đã tồn tại từ rất lâu và đóng góp nhiều vào sự phát triển của Marketing hiện đại ngày nay.
Marketing hiện đại, hay còn gọi là Digital Marketing, là phương pháp tiếp thị sản phẩm thông qua các giải pháp Marketing Online hay kỹ thuật số như website, mạng xã hội, Email marketing, sàn thương mại điện tử,… Nhờ sự phát triển của công nghệ và Internet, Digital Marketing đang trở thành xu hướng của thời đại mới .
So sánh sự khác biệt giữa 2 loại hình Marketing
Để phân biệt rõ ràng hơn về Marketing truyền thống và Marketing hiện đại, thì chúng tôi sẽ dựa vào những yếu tố sau:
Đối tượng khách hàng hướng đến
Các nhóm khách hàng khác nhau là mục tiêu của phương pháp Marketing truyền thống. Thông điệp được truyền tải dễ hiểu sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi giới thiệu và giải thích sản phẩm/dịch vụ của mình. Nhờ đó họ có thể thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Phương pháp tiếp thị truyền thống chỉ tập trung vào khách hàng địa phương, trong phạm vi hẹp. Chẳng hạn như một thành phố hoặc khu vực cụ thể, đồng thời không cần sự hỗ trợ của Internet để tiếp cận với họ.
Với những thay đổi liên tục của thị trường và sự phát triển khoa học, công nghệ. Các chiến lược Marketing hiện đại đã ra đời và sử dụng nền tảng kỹ thuật số, Internet để tiếp cận khách hàng. Bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet đều có thể hiển thị các thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp.
Phạm vi tiếp cận của các chiến dịch Marketing hiện đại có thể vượt khỏi giới hạn của một quốc gia. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu trên toàn cầu.
Mục tiêu chiến lược
Các chiến lược Marketing truyền thống tập trung vào mục tiêu bán sản phẩm và tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, trong các chiến dịch Marketing truyền thống, doanh nghiệp thường tập trung vào việc quảng cáo tính năng và công dụng của sản phẩm. Điều này nhằm mục đích thu hút khách hàng.
Mặc khác Marketing hiện đại đặt niềm tin và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Mục tiêu dài hạn của Marketing hiện đại là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng trong quá trình trải nghiệm mua hàng của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng bán hàng không chỉ cho khách hàng hiện tại. Mà còn cho những người quen của khách hàng sau khi được giới thiệu về thương hiệu.
Cách tiếp thị khách hàng
Marketing truyền thống thường tiếp thị thông qua:
- Quảng cáo trên truyền hình: Hiện tại các kênh truyền hình và đài phát thanh vẫn thu hút một lượng lớn người xem. Vì vậy quảng cáo trên truyền hình là một phương thức tiếp cận hiệu quả với nhiều khách hàng tiềm năng.
- Danh thiếp: Đây là phương thức quảng bá thông tin của doanh nghiệp đến khách hàng với mức độ chuyên nghiệp cao.
- Tờ rơi: Thiết kế đẹp mắt, thu hút và dễ gây ấn tượng là đặc điểm chung của phương thức này. Thực tế tờ rơi vẫn khá hiệu quả đối với các chương trình khuyến mại, giảm giá trong thời gian ngắn.
- Biển quảng cáo: Cách thức này thường được sử dụng để tiếp thị ngoài trời. Đồng thời có khả năng thu hút lượng lớn người đi đường, tài xế tham gia giao thông.
Marketing hiện đại thường tiếp thị thông qua:
- Trang web trực tuyến: Hầu hết các doanh nghiệp đều sở hữu website với đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ. Để quảng bá cho trang web của mình, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng quảng cáo (Google Ads hoặc Youtube Video Ads).
- Mạng xã hội: Theo đó mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đồng thời tương tác trực tiếp với khách hàng và mở ra nhiều cơ hội gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
- Email marketing: Là một trong những phương thức tiếp thị rộng rãi và được ưa chuộng hiện nay. Hầu hết người dùng đều có cho mình một Email. Và đây là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm mình đến nhiều khách hàng.
Đánh giá ưu, nhược điểm của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
Mỗi phương thức Marketing đều có ưu, nhược điểm riêng. Chính vì thế bạn cần phải nắm bắt điều này để lựa chọn phương thức phù hợp:
Đối với Marketing truyền thống
Ưu điểm:
- Các chiến lược quảng cáo có tính trực quan và sinh động. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng tiếp nhận thông tin về sản phẩm.
- Bài tiếp thị có giá trị lâu dài hơn, đặc biệt là các bài đăng trên các trang báo uy tín.
- Biển quảng cáo lớn trên đường có thể khiến người tiêu dùng ghi nhớ lâu hơn, so với một bài quảng cáo trên mạng xã hội.
Nhược điểm:
- Các chiến lược tiếp thị có những khó khăn trong việc đo lường hiệu quả. Thế nhưng đến nay đã có nhiều số liệu thống kê cụ thể, để đo lường hiệu quả của chiến lược.
- Chi phí của các chiến lược tiếp thị thường khá lớn.
- Không thể tương tác trực tiếp với người tiêu dùng. Tuy nhiên với sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội, thì việc tương tác với khách hàng đã được đơn giản hóa.
Đối với Marketing hiện đại
Ưu điểm:
- Các chiến lược tiếp thị giúp tiếp cận được đa dạng đối tượng người dùng qua các kênh và nền tảng khác nhau.
- Dễ dàng đo lường được hiệu quả của chiến lược tiếp thị thông qua các số liệu được thống kê cụ thể. Chẳng hạn như lượt tương tác, lượt truy cập, số lượng từ khóa lên top, dữ liệu khách hàng,…
- Các chiến lược tiếp thị phù hợp với xu hướng “sống nhanh – lướt nhanh” của người tiêu dùng hiện nay.
- Các phần mềm, công cụ hỗ trợ ngày càng thông minh. Đặc biệt là có khả năng tự động hóa và giúp quá trình quảng bá thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ được rút ngắn.
Nhược điểm:
- Nếu quảng cáo xuất hiện quá nhiều lần, sẽ làm phiền khách hàng.
- Các chiến lược tiếp thị mang tính tạm thời và khó để lại ấn tượng sâu sắc trong tiềm thức khách hàng.
- Các chiến dịch tiếp thị phải liên tục được cải tiến và điều chỉnh. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi của thị trường.
Doanh nghiệp nên chọn Marketing truyền thống hay Marketing hiện đại?
Cả hai hình thức tiếp thị truyền thống và hiện đại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc kết hợp cả hai hình thức này trong các chiến dịch Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế của cả hai.
Trước khi chọn loại hình tiếp thị phù hợp, doanh nghiệp cần phải dành thời gian nghiên cứu và phân tích. Ngoài ra, trả lời một vài câu hỏi sau có thể giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả hơn:
Xác định mục tiêu và ngân sách
Trong lĩnh vực tiếp thị, có hai chiến lược chính là truyền thống và hiện đại. Marketing truyền thống sẽ tốn nhiều chi phí để truyền tải thông điệp. Nhưng bù lại chạm đúng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời có thời gian tiếp thị lâu dài,
Còn Marketing hiện đại lại phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Do đó các phương thức tiếp thị khó có thể chạm đến khách hàng. Nhưng lại giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
Để chọn lựa chiến lược tiếp thị phù hợp, bạn cần phải xác định đúng mục tiêu của mình và cân nhắc ngân sách đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng vì mỗi chiến lược tiếp thị sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
Xác định chuẩn đối tượng khách hàng
Bên cạnh đó, để lựa chọn phương thức tiếp thị phù hợp, bạn cần phải xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Ví dụ: nếu khách hàng của bạn là người già, trẻ nhỏ và mẹ bỉm sữa thì chiến lược tiếp thị truyền thống sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu khách hàng của bạn là thanh thiếu niên và người tiêu dùng sống ở thành phố thì chiến lược hiện đại chính là sự lựa chọn tuyệt vời.
Lời kết
Mặc dù Marketing hiện đại đang phát triển rất nhanh, nhưng không có nghĩa là Marketing truyền thống đã bị thay thế hoàn toàn. Bởi vì cả hai phương pháp Marketing truyền thống và Marketing hiện đại này vẫn được sử dụng và hoạt động song song. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thể lựa chọn phương pháp tiếp thị phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.